October 09, 2020
Chấm công là khái niệm có từ khi có nhu cầu trao đổi công sức lao động, nhu cầu lượng tử hóa kết quả làm việc, chấm công được tính đa dạng theo thời gian, theo sản phẩm hoặc đơn giản là theo mục tiêu đặt ra trước. Hệ thống chấm công thủ công bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 18 khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, tình trạng làm quá giờ, trong điều kiện nguy hiểm và lao động trẻ em đã buộc chính phủ các nước công nghiệp qui định chặc chẽ hơn thời gian làm việc cũng các biện pháp hành chính kèm theo.
Chính các qui định chặc chẽ về thời gian làm việc cùng các biện pháp hành chính kèm theo cần những báo cáo rõ ràng, minh bạch về số giờ lao động, tình hình sức khỏe, chế độ lương, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm của từng công nhân đã làm quá tải bộ phận chấm công truyền thống với quá nhiều báo cáo từng kỳ. Với mong muốn tiết kiệm chi phí nhân sự, giảm thiểu sai sót trong quá trình chấm công các hệ thống chấm công ra đời như một việc tất yếu trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Ngày nay ngoài việc “làm báo cáo”, các hệ thống chấm công hiện đại còn giúp người sử dụng lao động có được thông tin đánh giá gần đúng nhất sự công hiến (lợi nhuận) của người lao động đem lại, qua đó phân phối công bằng hơn nguồn lợi (lương, thưởng).
Hệ thống chấm công hiện đại bao gồm thiết bị nhận dạng, phần mềm và các phụ kiện bổ trợ. Một hệ thống chấm công tốt là hệ thống tự động giải quyết càng nhiều công đoạn chấm công càng tốt, ngoài ra tính chính xác của kết quả chấm công cũng không thể bỏ qua. Tuy là hệ thống chấm công tự động nhưng các ý tưởng về một hệ thống tự vận hành, tự động cho ra kết quả chính xác là điều không tưởng cho đến ngày hôm nay, hệ thống vẫn cần người vận hành nhập liệu các thông tin về phép, các tình huống đột xuất (cúp điện, đổi ca…) mà hệ thống không thể nào “hiểu” được.